Saturday, August 13, 2016

VẾT THƯƠNG LÒNG



Bên ngoài trời đã bắt đầu nhen nhúm hoàng hôn. Không hiểu sao hôm nay lại nhớ về Romeo and Juliet và cứ ấm ức mãi cái ông già đưa thư.
Romeo đang trên đường về để gặp Juliette. Nếu người đưa thư gặp được Romeo ở giữa đường. Thì chúng ta sẽ không có một chuyện tình đẳm lệ này, vì nó chắc chắn sẽ có một happy ending. Cái nước mắt rơi dài của chúng ta ngày ấy là, khi Romeo uống thuốc độc và ngã ra chết và sau đó Juliet tỉnh dậy và cầm lọ thuốc không, nàng hiểu rằng Romeo vì mình mà tự tìm cái chết. Nàng hy vọng thuốc còn dính ở bờ môi Romeo, nên có một nụ hôn và hy vọng là thuốc độc còn sót lại sẽ làm nàng chết theo. Nhưng…trời hởi, bờ môi kia còn nóng ấm, nghĩa là Romeo vừa mới chết…Cái nước mắt là ở chỗ này!
Nàng rút dao và quyên sinh.
Nhớ lại, ở thành phố Huế ngày ấy có cà phê Hoa Hồng nổi tiếng, mình ghé vào, ly cà phê còn đang nhỏ giọt, và bất chợt bản hoà tấu Romeo and Juliet của giàn nhạc giao hưởng nào đó đang rung lên. Cái cảm xúc ấy, đến bây giờ khi nghĩ lại nó vẫn còn tươi nguyên.
Hãy nghe André Rieu kéo vĩ cầm để nhớ một chút về quá khứ.


12 giờ về sông Hương…rồi uống ly cà phê đá, ngồi nghe nhạc, hút Capstan, rồi 6 giờ chiều lên xe trở lại…


Tuesday, June 21, 2016

CHARLES BRONSON - KẺ CÓ CẶP MẮT CỦA LOÀI MÃNH SƯ.

Không biết từ lúc nào, nhưng hể nói đến Charles Bronson, mình không nghĩ đến bộ râu mép của ông ta, mà lại nghĩ ngay đến cặp mắt của ông ta. Mình gọi đó là cặp mắt của con sư tử đực. Cặp mắt càng lộ rõ hơn trong phim Man with a harmonica hay còn gọi là Once upon a time in the West. Tạm dịch là Gã giang hồ tên Harmonica hay Miền Viễn Tây ngày ấy. Phim kể lại rằng, một gã giang hồ, thổi harmonica và chỉ thổi có một điệu buồn, nhưng gã biết “play gun”, sau đó gã được đặt tên là Harmonica. Gã lang thang tìm thù và lạc vào một thị trấn nhỏ đang xây dựng, thị trấn có tên Flagstone, nơi có vùng nước ngọt và sẽ có đường xe lửa đi qua. Và từ nguồn lợi này đã sinh ra mâu thuẩn giữa người chủ đất là người đàn bà đẹp tên Jill do Claudia Cardinal đóng và Frank, tên cướp giết người khét tiếng do cáo già Henry Fonda đóng. Harmonica do Charles Bronson đóng, gã ta đang tìm Frank để đòi lại món nợ máu ngày xưa. Ngày ấy Frank đã treo cổ anh của Harmonia bằng cách bắt anh của Harmonica đứng trên vai của Harmonica. Frank đã nhét vào miệng của Harmonica cái kèn nhỏ. Vì vậy, khi thở ra thở vào đã tạo nên khúc nhạc buồn này. Người anh của Harmonica không thể chịu đựng được nên đã đạp em mình té xuống và để sợi dây thòng lọng xiết cổ lại mà chết.
Harmonica và người bạn tên Cheyenne đã giúp Jill. Kết thúc phim, Harmonica và người bạn từ biệt Jill ra đi và Jill có hỏi Harmonica rằng: “Mày sẽ trở lại”. “Một ngày nào đó! Harmonica trả lời”
Một đoạn đối thoại “chết người” giữa Harmonica và Cheyenne. Harmonica kể lại đoạn đầu trong phim khi 3 thằng cướp chờ con tàu đến để giết Harmonica.
Harmonica:
-Mới đây tao đã thấy 3 cái áo choàng đang đợi con tàu đến. Trong 3 cái áo choàng ấy là 3 thằng vô lại.
Cheyenne:
-Rồi sao?
Harmonica:
-Bên trong 3 cái thằng ấy, có  3 viên đạn chì.
Click vào link phía dưới để xem đoạn cuối.
http://www.youtube.com/watch?v=I3c9ngwHghg

Saturday, June 18, 2016

CÔ ĐƠN VÀ LÃNG MẠN CỦA THẰNG COWBOY

Ngày xưa, mình khoái phim cao bồi, khoái Clint Eastwood, khoái Charles Bronson, khoái Yul Brynner…
Thành ngữ ngày ấy nói về tài bắn súng của cao bồi là “Bắn như  để” và “Nhanh như chớp” để nói về tài rút súng. Hình ảnh thằng cao bồi ngồi một mình bên đống lửa giửa núi đồi sa mạc, phía trên đống lửa có bắt cái giá để treo cái bình cà phê. Nó dựa lưng vào triền đá, tay cầm cốc cà phê và điều xì gà ngậm lệch bờ môi. Hình ảnh ấy, dễ làm cho mình “bỏ nhà đi hoang” quá. Sự cô đơn và lãng mạn tột cùng của một “Real man”, một American stereotype!
Trong Jhonny Guitar, một cao bồi movie nổi tiếng, hãy nghe Jhonny Juitar nói:
-There are only two things in this world that a 'real man' needs: a cup of coffee and a good smoke.
Câu trên đọc thì dễ hiểu, nhưng dịch ra để có vẻ cao bồi thì hơi khó à nha. Mình tạm tạm dịch cho các bạn chia xẽ:
-Một thằng Cowboy đúng điệu trong cỏi giang hồ nó chỉ cần có 2 điều là, cốc cà phê và khói thuốc!
Trong movie này, nử tài tử tuyệt đẹp có đôi mắt lạnh như dao, Joan Crawford trong vai Vienna, một mình chống lại bọn cướp…đất, vì vùng này thuộc Vienna làm chủ và sẽ có đường xe lửa đi ngang qua. Và sau đó được Jhonny Guitar giúp đỡ, tài tử Sterling Hayden đóng. Kết thúc như thế nào thì khỏi phải nói. Nhưng trong phim có một đoạn đối thoại, mà tại hạ cho là độc nhất vô nhị trên thế gian này, cả đời đọc sách mà chưa bao giờ gặp câu nói  nào bất hủ như câu nói này.
Johnny:
-How many men have you forgotten?
Trời ơi, dịch làm sao đây cho lột được cả hồn lẫn xác. Cái tuyệt ở chỗ dùng chữ “forgotten”, dùng “forgotten” có nghĩa là “quên” mà để xác định một cái “nhớ” “remember”. Ý của Jhonny là, bao nhiêu thằng đã đi qua đời mầy, những thằng này có thể mày không yêu, nhưng vì một lý do nào nó mà mày cần nó. Chính vì vậy mà chữ “forgotten” được dùng ở đây trở thành tuyệt tác. Đã quên thì làm sao nhớ được bao nhiêu thằng đã đi qua…
Hãy nghe Vienna trả lời:
Vienna:
-As many women as you’ve remembered.
Một lần nữa tuyệt làm sao, Vienna đã quên nhưng vẫn nhớ. “Bằng đúng như những con giang hồ mà mày đã nhớ. Tuyệt! Mượn 5 câu đầu trong nhạc phẩm Jhonny Guitar và bạn ơi hãy nghe lại bản nhạc tuyệt tác này. Tiếng hát của Peggy Lee như nổi lòng của Vienna dành riêng cho Jhonny Guitar vậy.
“Play the guitar, play it again, my Johnny
Maybe you're cold but you're so warm inside
I was always a fool for my Johnny
For the one they call Johnny Guitar
Play it again, Johnny Guitar”

Ra sau vườn, pha ly cà phê đá sũi bọt. Ngồi trên ghế dựa. Gác chân lên cái bàn nhỏ. Gói thuốc 555. Bạn ta ơi, cuối tuần.
Click vào link để thưởng thức. http://goo.gl/zqWpmi




Thursday, June 16, 2016

CÁCH DÙNG DAO NĨA CHO ĐÚNG ĐIỆU GIANG HỒ

Dùng dao nĩa trong bửa ăn đối với người Việt mình bây giờ đã trở thành quen thuộc. Tuy nhiên, có một vài vấn đề cần được nêu lên để chúng ta làm tốt hơn khi được mời đi ăn ở một nhà hàng nào đó. Kinh nghiệm này được chia sẻ cùng các bạn, đọc để biết thêm một chút cũng chẳng chết thằng tây nào!
Cái dao dùng ở đây là loại dao dùng ăn steak, sường nướng…loại dao có răng cưa để dể cắt. Còn nĩa thì thông thường, nhà hàng mang cho ta 3 loại. Nĩa ăn salad, nĩa ăn trong bửa ăn chính dùng để ăn thịt hoặc cá và nĩa ăn đồ tráng miệng…nhưng bây giờ thiên hạ không còn câu nệ về hình thức của cái nĩa nữa.
NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH CẮT MIẾNG STEAK.
Nguyên tắc số 1 là: Nhớ dùm nhen, “KÉO KHÔNG CỨA”.
Tay trái cầm nĩa, cán nĩa được giữ chặt trong lòng bàn tay với sự hướng dẫn của ngón tay trỏ. Xiên vào miếng thịt một góc 45 độ. Tay phải cầm dao giống như cầm nĩa cũng có sự hướng dẫn của ngón trỏ. Trong khi nĩa ở tay trái đẩy miếng thịt về phía trước thì lưởi dao được kềm chặt và KÉO về phía sau để tạo một lực ngược chiều và miếng thịt sẽ đứt. Nếu chưa đứt thì lặp lại cái chuyện này. Đó là KÉO KHÔNG CỨA.
Và nên nhớ là không tạo ra tiếng “ rên xiết” bởi sự ma xát của dao và dĩa.
Nguyên tắc số 2 là: GIỮ TÍNH “ĐỒNG DẠNG” CỦA MIẾNG THỊT.
Tính đồng dạng là sao? Ngày xưa chúng ta học hình học, các bạn còn nhớ tam giác đồng dạng không? Nghĩa là miếng steak được mang ra có dạng là hình vuông, hình chữ nhật… thì nên cắt như thế nào để khi nó còn nhỏ xíu thì nó cũng là hình vuông, hình chữ nhật.
Nguyên tắc số 3 là: ĂN TỚI ĐÂU CẮT TỚI ĐÓ.
Nguyên tắc này thì khỏi phải bàn. Nhưng các bạn nên ghi nhớ vì người Mỹ rất kỵ khi nhìn trên dĩa steak của chúng ta không được “tươm tất” mà họ nói là “messy”.
CÁCH DÙNG NĨA THỂ HIỆN “TRƯỜNG PHÁI”.
Bây giờ mình bàn tới việc cầm nĩa khi ăn. Nĩa là dụng cụ để ăn của người phương tây. Cách dùng nó cũng biến dạng đôi chút khi vào Mỹ. Có 2 cách dùng nĩa:
Cách dùng của dân cựu lục địa – Châu Âu nói chung.
Cách này thuận tiện là đưa thức ăn vào miệng bằng nĩa cầm ở tay trái với lòng nĩa được úp xuống.
Cách dùng kiểu Mỹ.
Còn gọi là cách ZIC-ZAC, vì sau khi cắt miếng thịt xong, để dao xuống dĩa. Chuyển nĩa từ tay trái sang tay phải và đưa thức ăn vào miệng với lòng nĩa úp xuống. Cách này hầu như dân Mỹ đều dùng, mặc dầu bị chê là không lịch sự và rắc rối. Nhưng hiện nay hầu như đa số người Mỹ vẫn giữ cách này.
CÁCH ĐỂ DAO VÀ NĨA TRÊN DĨA.
Tuyệt đối không để dao và nĩa trên khăn trải bàn trong khi ăn. Chúng ta chỉ có thể để nĩa và dao song song với nhau ở hai bên của cái dĩa, nói rõ là miếng thịt ở giửa, nĩa và dao ở hai bên. Nếu nĩa và dao gác chéo nhau cũng có nghĩa là ta chưa finish món ăn.
Nếu ăn xong, thì dao và nĩa để nằm bên nhau, cán dao ở vị trí 5 giờ đối với dĩa.

Đối với Âu Mỹ, ăn là một nghệ thuật, chứ không phải như Việt Nam ta ngày xửa ngày xưa, vì dân còn quá nghèo cho nên mới có khuyên ngôn “Miếng ăn là miếng tồi tàn” để mọi người kềm bớt cái cái bản năng của mình khi đói. Ngày nay, không ai còn phải nói “Miếng ăn là miếng tồi tàn” nữa, mà phải nói là ăn cũng là  một nghệ thuật trong cuộc sống.

Sunday, June 5, 2016

CÁCH ĂN TÔM HÙM SAO CHO ĐÚNG ĐIỆU.

ĂN LOBSTER?
Khi chúng ta được mời đi ăn tối ở một nhà hàng của Mỹ hay của Việt Nam, và món ăn là 1 con tôm hùm to. Nếu là lần đầu, chúng ta sẽ lúng túng trong cách “ứng xử với em hùm”. Don’t worry! Mình chỉ cần nhớ vài steps đơn giản… là xong!
Nếu thích vang, thì order 1 ly vang trắng để kèm với “em hùm”. Tuy nhiên, được biết thì, bây giờ mình uống loại vang nào mà mình cảm thấy thích là OK. Không cần phân biệt ăn seafood thì phải vang trắng nữa. Bắt đầu nha các bạn.
Step 1: Bẻ những chân “em hùm” để một bên trên dĩa, nhưng không ăn! Để đó tính sau.
Step 2: Bẻ rời càng tôm nơi sát mình tôm. Và dùng dụng cụ để bóp nát vỏ ngoài của càng tôm. Cái này không cần nói. “Tốn tiền nhiều sẽ có nhiều kinh nghiệm". Nên nhớ, ăn càng tôm là phần ăn trước tiên đối với tôm hùm. Ăn cái khác trước người ta cười mình không sành điệu.
Step 3: Kế tiếp là, một tay cầm đầu tôm, mộ tay cầm tail của tôm và vặn ngược chiều để lấy cái phần tail ra. Sau đó, bẻ bỏ đi cái phần cuối của đuôi tôm, và dùng ngón tay tỏ hoặc ngón tay cái ấn nhè nhẹ vào để đẩy phần thịt trong cái tail ra. Nếu dùng kéo để cắt, thì nhớ cắt một đường phía dưới của cái tail, tức cái bụng của con tôm, không nên cắt đường phía trên lưng vì khó lấy phần thịt ra. Sau đó dùng dao cắt một đường rảnh trên lưng miếng thịt để lấy bỏ cái chỉ đen ra, đó là ống tiêu hóa của con tôm. Còn nếu có gan thì chơi luôn cũng không sao. Nếu thích muối tiêu chanh thì chơi muối tiêu chanh, còn không thì chơi butter kiểu Mỹ. Cái nào cũng đã hết!
Step 4: Tới đây là coi như no no rồi đó. Bây giờ thì mình ngồi nhâm nha cái chân tôm mà mình bẻ để riêng trên dĩa hồi nảy và nhớ làm một hớp vang và rung rung đùi…
Nhớ 4 steps này khi ăn em hùm nha các bạn! Quên nữa, không bao giờ ăn đầu tôm, cholesterone đầy nhóc trong đó mà cũng chẳng có hương vị gì ngoài cái mùi…ammoniac!


Thursday, June 2, 2016

ALCATRZ

ALCATRAZ – CLINT EASTWOOD VÀ CUỘC VƯỢT NGỤC CỦA THẾ KỸ.
Trong 29 năm vận hành, có tất cả 14 cuộc vượt ngục do 36 tù nhận thực hiện. Một cách chính thức là những cuộc vượt ngục đều thất bại, và hầu hết tù nhân vượt ngục đã bị bắn chết, hoặc bị chết đuối, hoặc nhanh chóng bị bắt lại sau đó. Nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì không có gì để nói. Cái muốn nói đến đây là, cuộc vượt ngục “không tiền khoáng hậu” vào năm 1962. Mặc dầu được giả định là những tù nhân này đã chết, nhưng 3 kẻ vượt ngục không để lại một dấu vết nào, chính vì vậy đã đưa đến một giả thiết thuyết phục được đa số ủng hộ là, những tù nhân này đã làm nên một cuộc vượt ngục “vĩ đại” nhất trong lịch sử lao tù của nước Mỹ. Câu chuyện vượt ngục thoát khỏi hòn đảo Alcatraz này là nguồn cảm hứng cho bộ phim Escape From Alcatraz ra đời năm 1979. Bây giờ mời… vào cuộc.
ALCATRAZ - ĐỆ NHẤT XÀ LIM.
Nếu phe ta sống ở Cali, và nhất là ở Bắc Cali thì chắc chắn là phải có ít nhất một lần đứng ở chân cầu Golden Gate mà chụp ảnh. Và cũng từ cái vịnh San Francisco này, trên đường 101, chúng ta sẽ thấy được hòn đảo nhỏ mờ xa nhưng không xa bờ cho lắm. Hòn đảo nhỏ có tên Alcatraz Island hoặc còn được gọi là The Rock, nhưng tên Alcatraz có vẻ gần gũi hơn với giới truyền thông. Hòn đảo dài khoảng 511 mét, rộng 180 mét và cao khoảng 41 mét so với mực nước biển. Tuy nhiên, tổng cộng được ghi nhận là khoảng 22 acres (8.9 ha)
Alcatraz trước đó là một hải đăng, kế đến là được dùng như là một pháo đài và được trang bị 100 khẩu đại bác để phòng thủ cho San Francisco. Sau đó là nhà tù của quân đội. Và sau cùng là nhà tù của liên bang.
Chúng ta chỉ đề cập đến giai đoạn 1934-1963 tức là 29 năm hoạt động của nhà tù liên bang khét tiếng này. Nó khét tiếng vì đã được tuyên bố rằng không có một tù nhân nào có thể vượt thoái khỏi nơi này. Thêm vào nữa, cái khí hậu lạnh kỳ quái của vùng này đã làm cho nhiệt độ nước biển như đóng băng, sẽ là lưỡi hái của thần chết cho những kẻ dám liều mình bơi gần 3 cây số để vào bờ nếu thoát được Alcatraz. (Kẻ viết bài này đã có dịp đứng chụp mấy tấm ảnh trên cầu Golden Gate vào mùa hè mà lạnh buốt người mặc dầu đã có áo khoát). Và điều này đã được chứng minh trong suốt 29 năm không một kẻ nào thoát khỏi. Alcatraz còn thêm nổi tiếng vì nơi đây đã từng giam những quái lão giang hồ cở “Gả Mặt Thẹo Scarface - Al Capone”, hay Robert Stroud với biệt danh “Birdman of Alcatraz”…và còn nổi tiếng là một nhà tù đầy “quỷ ám” với những bức ảnh được ghi lại.
Sau cuộc vượt ngục thành công của Frank Morris và anh em nhà Anglin – John Anglin và Clarence Anglin vào ngày 11 tháng 6 năm 1962 thì, một năm sau Alcatraz đóng cửa. Và từ đây, Alcatraz đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở San Franciso khi du khách ghé thăm. Mỗi năm có khoảng 1 triệu du khách đến thăm nơi này để xem lại “dấu xưa xe ngựa…”
THEO CHÂN CLINT EASTWOOD TRONG VAI FRANK MORRIS
Nếu có một tù nhân nào đã vẻ nên một kế hoạch không tiền khoáng hậu để vượt thoát khỏi Alcatraz, thì kẻ đó chính là Frank Lee Morris. Một movie có tên là Escape from Alcatraz được thực hiện năm 1979 do ngôi sao khét tiếng Clint Eastwood thủ vai, và chân dung của Morris đã được khắc họa lại chính xác, đó là một tù nhân có một đầu óc cừ khôi và sáng chói và được liệt vào hàng “Number Dách” trong lịch sử lao tù và vượt ngục của xứ Mỹ. Kế hoạch đã được liên tục thực hiện trong 2 năm vì cần những vật liệu, những dụng cụ như 50 áo mưa để làm bè cao su, khoan điện được sửa lại từ trục của một motor, hình nộm… để qua mắt nhân viên coi tù.
Frank Morris đã bị kết án “nằm ấp” suốt đời trong hệ thống nhà tù của Hoa Kỳ và sau đó được đưa đến Alcatraz. Tuổi thơ dữ dội của gã đã bắt đầu phạm tội từ khi mới 13. Hồ sơ tội phạm thì quá nhiều chứng tích từ ma túy cho đến cướp ngân hàng có trang bị vũ khí…và Frank Morris đã trở thành “cư dân chuyên nghiệp” của hệ thống nhà tù trên nước Mỹ. Khi được đưa đến Alcatraz, Frank Morris mang “bí số tù” AZ-1441.
Cuộc vượt ngục này thật ra gồm 4 người, Frank Morris, 2 anh em nhà Anglin và Allen West. Nhưng cuối cùng thì Allen West không thể vượt qua được lổ thông gió của xà lim nên đành chịu “left behind”. Kết quả thì Frank Morris và anh em nhà Anglin đã trốn thoát.
Trong một tình cờ Frank Morris thấy một con gián chun vào lổ thông hơi của xà lim hắn ta, và tình cờ hắn khám phá ra bức tường bê tông này đã bị mục. Và từ đấy, ý tưởng được hình thành. Với cán muổng, và đồ cắt móng tay mà hắn “chôm chĩa” trong tù, hắn đào từ từ một khung hình chữ nhật đủ rộng để hắn chun qua. Đường thông gió này dẫn đến một hành lang nhỏ và từ đấy đưa đến mái nhà và từ mái nhà đưa đến bờ biển. Nói thì ngắn gọn như vậy nhưng thật ra không phải đơn giản như vậy.
Nhiệm vụ đào tường được thực hiện từ 5:30 chiều cho đến 9 giờ tối. Chia ra thành 2 ca, kẻ đào người canh. Âm thanh được ngụy trang trong tiếng phong cầm mà tù nhân  chơi mỗi tối. Một khuôn mặt giả được làm bằng giấy và bột xi măng, tóc thì từ phòng cắt tóc, khuôn mặt được sơn phết giống thật, được đặt nằm trên giường đầu quay ra ngoài và trùm mền tận cổ để qua mắt “cớm tù”.
Frank Morris, John Anglin và Clarence Anglin đã biến mất như hơi nước và để lại vô vàn cảm hứng cho người đọc và movie Escape from Alcatraz ra đời năm 1979 là một minh chứng hùng hồn cho cuộc vượt ngục “ vĩ đại” này.
Sau này FBI điều tra và kết luận rằng cả 3 đã chết vì không thể bơi trong dòng nước lạnh kỳ quái này vì họ tìm thấy một mảnh áo phao và 1 mảnh nhỏ của chiếc bè. Nhưng điều này không thuyết phục.
Những bằng chứng thuyết phục bộ 3 còn sống sót. Những post card mà Frank Morris gởi cho gia đình và bạn bè với chữ viết tay.Trong một chương trình TV của Hoa Kỳ, National Geographic Channel, thực hiện năm 2011  khi “kỷ niệm” 50 vượt ngục của Frank Morris, thì một báo cáo chính thức mới nhất nói rằng một cái bè được khám phá ở Angel Island với dấu chân đi xa. Thêm nữa, cũng có một báo cáo là một chiếc xe ở khu vực này đã bị đánh cấp trong đêm ấy.
Và nhân viên US Marshall có trả lời rằng chúng tôi tiếp tục điều tra cho đến khi họ đủ 100 tuổi. Hiện thời Frank Morris khoảng 88 tuổi.
Frank Morris, khuôn mặt ông hiền quá. Có chỉ số thông minh rất cao IQ nằm trong tốp 3% của nhân loại. Ông còn sống hay đã chết thì cũng đã đi vào huyền thoại “Đệ Nhất Anh Hùng Vượt Ngục” của xứ Mỹ. Cảm nhận mà không cần khám phá!


Click vào đường link thể tìm hiểu thêm
https://www.youtube.com/watch?v=_djn21a-15M

Tuesday, May 3, 2016

CÁCH UỐNG RƯỢU VANG CHO ĐÚNG ĐIỆU GIANG HỒ.

Bài viết này dành riêng cho mấy ông.
Nếu mấy bà có đọc thì cũng không trăng sao. Nhiều khi đọc xong, mấy bà hứng chí làm cho dĩa mồi mang tới thì phe ta có nước…phá sản!
Nếu chúng ta có thể gọi rượu cỏ nhác là một người đàn bà đẹp đầy sinh lực thì, ngược lại, rượu vang cũng là một người đàn bà đẹp nhưng khó tính và quyến rũ một cách kính đáo. Khó tính vì ta phải hiểu, phải chìu thì mới mong chinh phục được trái tim rực rửa đang ẩn kín trong một lớp áo dày nhưng dễ…cởi. Cái quyến rũ ngấm từ từ mà ta chẳng hề hay biết, cho đến một lúc nào đó ta sẵn sàng quỳ dưới chân nàng mà thốt lên:
-Oh! My wife… (I am so sorry, oh! My wine…)
NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN CẦN BIẾT KHI UỐNG RƯỢU VANG.
Trên thế gian này không có bất kỳ một loại ngủ cốc nào, một loại trái cây nào mà tự nó lên men được, ngoại trừ trái nho. Bên ngoài trái nho có một lớp phấn mỏng đó là lớp men mà thượng đế đã tạo và dành riêng cho trái nho. Và cũng trên thế gian này không có một loại rượu nào làm bằng trái nho, ngoại trừ rượu vang và cỏ nhác! Vì vậy vang và cỏ nhác là anh em cùng mẹ cùng cha. Còn tất cả rượu còn lại của đất trời thì được chưng cất từ ngủ cốc, kể cả whiskey khét tiếng của Scotland.
Cho nên phe ta mà khoái vang và cỏ nhác là cái chuyện bình thường, như đi ngoài đường mà bất chợt gặp người mẫu mặc bikini ai mà chả nhìn, ai mà chả liếc.
1. Ly.
Chọn ly pha ly pha lê trong suốt, chân cao để dễ cầm và miệng ly hơi túm lại, để mùi hương bốc thẳng vào mũi và khi lắc nhẹ rượu không đỗ ra ngoài.
2. Cầm.
Nhớ dùm cho cái này, tối quan trọng là không bao giờ cầm nơi phần bầu của cái ly, ngược lại với cách cầm ly cỏ nhác, cỏ nhác cần warm up còn vang thì không. Luôn luôn cầm nơi chân ly.
3. Nhìn
Rót một chút vang đỏ vào ly, cầm ly lên hơi nghiêng một chút trước ánh sáng hoặc trước một background màu sáng và nhìn để biết màu của vang trong hay đục. Và nhất là tập trung quan sát bề mặt của rượu nơi tiếp xúc với thành ly, cái màu vàng vàng đâm đậm đó sẽ nói lên sự từng trãi của em vang!
Còn nếu vang trắng thì cái màu vàng nơi thành ly sẽ có màu xanh dợt cho đến màu vàng nâu đậm.
Uống đi, khám phá đi em sẽ chìu…
4. Lắc.
Lắc nhè nhẹ ly vang theo vòng tròn trong khoảng 10 đến 20 giây, nguyên tắc này gọi là để “vang thở”. Vì vang cần trộn lẩn một chút oxy để tỏa mùi. Và đưa lên mũi hít nhè nhẹ để thưởng thức và phân biệt mùi hương. Giai đoạn này là rất quan trọng vì sau đó chúng ta sẽ nhìn “chân vang” wine leg! Nhìn vào thành ly sau khi lắc, sẽ thấy những vệt rượu còn đọng lại trên thành ly gọi là “wine leg”. Cái này quyết định cái quality của vang. Càng nhiều wine leg thì quality càng cao!. Nó giống như trường túc thì anh hùng càng mệt vậy!
5. Thưởng.
Thưởng đây là làm một hớp và để vang thắm đầu lưỡi, trong lưỡi và hai bên lưỡi rồi sau đó từ từ nuốt nhè nhè như hai “bờ lưỡi gặp nhau” tới đây thì phe ta chỉ có rung rung râu mép:
-Tuyệt!